Tonga tại Thế vận hội
Tonga tại Thế vận hội

Tonga tại Thế vận hội

Tonga đã tham gia tám kỳ Thế vận hội Mùa hè và hai kỳ Thế vận hội Mùa đông. Tonga trở thành quốc gia độc lập nhỏ nhất giành được huy chương Olympic tại Thế vận hội Mùa hè khi tay đấm hạng siêu nặng Paea Wolfgramm mang về tấm huy chương bạc năm 1996 ở Atlanta.Tonga đã cố gắng để có thể gửi một đoàn thể thao đến Thế vận hội Mùa đông 2010; nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên nước này tham dự Thế vận hội Mùa đông. Hiệp hội Thể thao Nghiệp dư Tonga (TASA) ra thông báo ý định cử một vận động viên (VĐV) thi đấu môn trượt băng nằm ngửa. Tháng 12 năm 2008, hai VĐV nam (Fuahea Semi và Taniela Tufunga) được chọn để đi tập huấn ở Đức, dù chỉ một trong số họ sẽ được thi đấu tại Thế vận hội.[1][2][3] Semi cuối cùng được lựa chọn làm ứng viên của Tonga tham gia đại hội, và được giới thiệu bởi các nhà tài trợ Đức của mình dưới một cái tên mới, "Bruno Banani".[4][5][6][7] Song, anh đã không thể giành suất dự vận hội khi trượt vòng cuối và chấm dứt hy vọng xuất hiện tại kỳ năm 2010 của Tonga.[8] Banani sau đó lại giành được vé đến Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi, Nga, trở thành VĐV Tonga đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tonga tại Thế vận hội http://www.smh.com.au/news/sport/even-cooler-runni... http://www.radioaustralianews.net.au/stories/20100... http://en.olympic.cn/news/sports_news/2009-11-27/1... http://www.oceaniasport.com/tonga http://www.spiegel.de/spiegel/vorab/0,1518,811941,... http://www.olympic.org/athletes?search=1&countryna... http://www.olympic.org/tonga http://www.matangitonga.to/scripts/artman/exec/vie... https://www.sports-reference.com/olympics/countrie... https://www.theguardian.com/media/2012/jan/31/tong...